Những sự thật về Vạn Lý Trường Thành, 'bức tường' bí ẩn nhất nhân loại
Được xây dựng bởi hàng triệu nhân công cũng như chứng kiến hàng trăm trận chiến, Vạn Lý Trường Thành vẫn ở đó, sừng sững cho tới ngày nay và xứng đáng là một trong những kỳ quan vĩ đại nhất của thế giới.
Mặc dù, thu hút rất nhiều du khách tới tham quan mỗi năm, nhưng cho tới nay, nguồn gốc và lý do ra đời thực sự của Vạn Lý Trường Thành vẫn còn đó những nghi hoặc. Bằng cách đi ngược lại lịch sử, nghiên cứu những cấu tạo và tìm kiếm các bằng chứng, ghi chép, các nhà khoa học đã và đang cố gắng giải đáp những bí ẩn xung quanh công trình kỳ vĩ này.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng điểm lại những điều mà không phải ai cũng biết về Vạn Lý Trường Thành
1. Xây Trường Thành là hình phạt cho phạm nhân
Trong thời nhà Tần, việc xây dựng, bảo trì, giám sát các hoạt động ở Vạn Lý Trường Thành là hình phạt thường xuyên của tù nhân bị kết án. Thời điểm đó không có máy móc nên toàn bộ việc thi công đều phải dùng đến sức người.
Với các tội danh như trốn thuế có thể bị trừng phạt bằng việc xây tường và khuôn vác nguyên vật liệu vô cùng gian khổ cũng như nguy hiểm. Cùng với những tù nhân phạm tôi, Vạn Lý Trường Thành còn được xây dựng bởi các binh lính và dân thường.
2. Vạn Lý Trường Thành đang dần "biến mất"
So với nhiều công trình trên thế giới, quy mô của Vạn Lý Trường Thành là vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, sự kiên cố của công trình này đang gặp phải nhiều mối đe dọa. Theo Travel China Guide, Vạn Lý Trường Thành đang "biến mất dần theo năm tháng". Thống kê của UNESCO cho thấy gần một phần ba công trình này đã biến mất. Nguyên nhân chính được cho là do những tác động của tự nhiên, thời tiết cũng như sự xói mòn do con người. Tuy nhiên, vẫn có những phần của công trình này được bảo tồn và duy tu tốt.
3. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng qua hàng nghìn năm
Vạn Lý Trường Thành không phải công trình được xây dựng dứt điểm trong một lần mà trải qua rất nhiều năm để có được cấu trúc như chúng ta thấy ngày nay. Bức tường thành kiên cố này được xây dựng qua nhiều triều đại của phong kiến Trung Quốc trong suốt hơn 22 thế kỷ. Phần di tích còn lại cho tới ngày nay chủ yếu được xây dựng dưới thời nhà Minh. Triều đại này đã xây dựng và tu sửa công trình kỳ vĩ này trong suốt hơn 200 năm.
4. Vạn Lý Trường Thành có tuổi đời hơn 2.300 năm
Được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên dưới thời Tần Thủy Hoàng, cho tới nay, công trình kỳ vĩ nhất Trung Quốc này đã có tuổi đời hơn 2.300 năm.
5. Số lượng du khách có thể lên tới 30.000 người mỗi ngày
Trước thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát, tại những khu vực phổ biến trên Vạn Lý Trường Thành có thể đón tới 30.000 du khách tới tham quan mỗi ngày và hơn 10 triệu lượt khách mỗi năm.
Bát Đạt Lĩnh là nơi có đoạn Trường Thành được du khách tới tham quan nhiều nhất, nằm cách trung tâm đô thị của Bắc Kinh 50 dặm về phía tây bắc. Nơi này thuộc địa giới của huyện Diên Khánh, Bắc Kinh.
6. Vạn Lý Trường Thành là một cấu trúc gián đoạn
Điều này có thể sẽ gây bất ngờ với nhiều người nhưng theo Travel China Guide giải thích: "Vạn Lý Trường Thành là một mạng lưới phòng thủ bao gồm nhiều bức tường và pháo đài được xây dựng trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, với một số phân đoạn nằm rải rác trong khi một số khác chạy song song. Ở một số nơi, bức tường thành này có thể cao gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba lần so với các khu vực khác".
7. Thơ cổ tiên đoán về việc xây dựng Trường Thành
Trong Kinh Thi, tập thơ cổ được viết từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 7 trước Công nguyên, đã đưa ra tiên đoán về một công trình kiến trúc vĩ đại nhất trên thế giới được xây dựng ở quốc gia này. Các bài thơ trong Kinh Thi đề cập tới nhu cầu phòng vệ của Trung Quốc trước những kẻ xâm lược bằng cấu trúc tường vây che chắn. Đây cũng là tập thơ cổ nhất được tìm thấy ở quốc gia tỷ dân này.
8. Vẫn còn đó dấu tích của những vết đạn pháo
Nhìn vào lịch sử trường kỳ của Vạn Lý Trường Thành không khó để nhận ra công trình này vẫn in hằn những dấu tích của quá khứ. Phần Trường Thành qua Gubeikou nằm ở quận Miyun, cách Bắc Kinh khoảng 140 km là nơi mà du khách có thể tận mắt chứng kiến những bức tường thủng lỗ chỗ đạn pháo. Đây là nơi diễn ra những trận chiến ác liệt giữa quân đội Trung Quốc và Nhật Bản vào những năm 1930.
9. Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến trúc dài nhất mà con người từng xây dựng
Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến trúc dài nhất mà con người từng xây dựng. Trên thực tế, theo Daily mail, tổng chiều dài của Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, được xây dựng trong các triều đại khác nhau là 21.196,18 km.
10. Gạo nếp được dùng làm vữa
Phần lớn Vạn Lý Trường Thành được tạo ra từ những vật liệu xây dựng không có gì nổi bật như đất đá. Tuy nhiên, gạo nếp được đưa vào công thức làm vữa nhờ sự kết dính ưu việt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất amylopectin (hợp chất tạo sự kết dính) có trong gạo nếp giúp tường thành vững chắc và bền bỉ hơn.
11. Vạn Lý Trường Thành không thể nhìn thấy từ ngoài vũ trụ
Có nhiều ý kiến trái chiều về việc Vạn Lý Trường Thành có thể được nhìn thấy từ vũ trụ. Kể từ khi con người với tới không gian vũ trụ thì quan điểm trên bị bác bỏ. Phi hành gia Neil Armstrong là một trong số những người khẳng định điều đó.
12. Trường Thành tôn vinh các nhân vật huyền thoại
Dọc theo Trường Thành là các đền thờ và cống vật dành cho những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Quan Vũ, một vị tướng phục vụ trong triều đại nhà Hán, sống ở thế kỷ thứ 3, được vinh danh bằng một đền thờ được xây dựng tại đây. Ngoài ra, nhiều điểm khác trên Trường Thành được dùng để tỏ lòng tôn kính tới Thiên Vương (Tứ Thiên Vương trong Phật Giáo).
13. Phòng thủ bằng tường thành không tốt
Mặc dù nỗ lực xây dựng Vạn Lý Trường Thành như một hệ thống phòng thủ quân sự, trong lịch sử có rất nhiều kẻ thù của nước này đã vượt qua được. Vào thế kỷ thứ 17, cuộc xâm lược của Mãn Châu cũng dẫn đến sự sụp đổ của triều đại nhà Minh.
14. Gạch từ Vạn Lý Trường Thành được dùng để xây nhà
Những tác động tới công trình kỳ vĩ này không phải lúc nào cũng xuất phát từ các thế lực thù địch bên ngoài. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa Vô sản, từ năm 1966 đến năm 1976, hàng km Trường Thành đã bị phá hủy do gạch được lấy ra để tái sử dụng cho việc xây dựng nhà dân dụng, trang trại và các hồ chứa. Việc làm này đã khiến cho nhiều đoạn của Vạn Lý Trường Thành bị phá hủy hoặc xuống cấp trấm trọng sau đó.
15. Nhiều người cố gắng đi bộ chinh phục Trường Thành
Một du khách người Anh, tác giả của cuốn sách có tên "Một mình trên Vạn Lý Trường Thành" đã bị bộ 2.470 km dọc theo tuyến đường của công trình này được xây dựng dưới thời nhà Minh. Trong khi, một người đàn ông khác có tên Ooi Thean Hin, đã dành 8 năm ròng để đi bộ khắp các đoạn của công trình kỳ vĩ này. Chuyến đi bắt đầu vào tháng 9 năm 2009 và kết thúc vào tháng 10 năm 2016.
Đỗ An (Tổng hợp)